Bà bầu ăn Đậu lăng có tốt không ?

Đậu lăng là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều dưỡng chất quan trọng bổ sung cho bà bầu trong giai đoạn mang thai. Để trả lời câu hỏi ” bà bầu ăn đậu lăng có tốt không ? ” hãy cùng Dananut tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây bạn nhé:

Công dụng của hạt Đậu lăng đối với bà bầu

Hạt đậu lăng được đánh giá là loại hạt rất tốt đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Trong số các tác dụng của đậu lăng đối với sức khỏe thì khả năng hỗ trợ miễn dịch và tăng cường dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi được đánh giá rất cao, cụ thể:

Hạt đậu lăng tốt cho bà bầu dananut

Đậu lăng giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu

Đậu lăng là một nguồn bổ sung chất sắt dồi dào cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Có thể bạn chưa biết, trong giai đoạn mang thai bà bầu cần rất nhiều chắt sắt do thể tích máu của bà bầu tăng hơn 50% so với bình thường. Chất sắt rất quan trọng trong toàn bộ thời kỳ mang thai vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Nếu thiếu sắt trong những tháng đầu tiên của thai kỳ rất dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu, còn thiếu sắt trong những tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, em bé sinh ra thấp còi nhẹ cân.

Trong 198 gram Đậu lăng cung cấp chất sắt chiếm 37% RDI (liều lượng khuyến khích hàng ngày) – do đó, trong giai đoạn mang thai, bà bầu nếu bổ sung thường xuyên hạt đậu lăng, sẽ bổ sung được nhiều chất sắt vào cơ thể giúp sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do sắt ở mẹ bầu.

Đậu lăng giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Đậu lăng cũng rất tốt cho bà bầu trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ – là một bệnh khá nguy hiểm trong thời kỳ mang thai vì nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên trong đậu lăng có chỉ số đường huyết (glucose) thấp, do đó khi mẹ bầu ăn hạt đậu lăng thường xuyên cũng không làm tăng lượng đường trong máu quá nhiều, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đậu lăng giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Đậu lăng chứa nhiều vitamin B, axit folic rất tốt, cần thiết bổ sung cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Các chất dinh dưỡng này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như : Bệnh Down, sứt môi hở lợi , khoèo chân tay, suy tim, khuyết tật…

Folate (hay axit folic) trong đậu lăng giúp các tế bào hồng cầu được tạo ra nhiều hơn để duy trì mức homocysteine tốt, ổn định, không chỉ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian thai kỳ, mà còn ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên hấp thụ 400 mg lượng folate mỗi ngày.

Đậu lăng giúp ổn định huyết áp, giảm stress

Hạt đậu lăng có chứa loại axit folic và hàm lượng Kali, Vitamin B cao có tác dụng ổn định huyết áp huyết áp, giúp cải thiện hệ thần kinh, giảm tình trạng stress, căng thẳng của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai sẽ có nhiều thay đổi nội tiết tố, cộng với tâm lý mang thai và sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn sẽ gây nên tình trạng căng thẳng, stress…Nên lưu ý để bổ sung hạt đậu lăng thường xuyên để khắc phục các vấn đề này nhé.

Stress trong giai đoạn mang thai thường gặp ở bà bầu

Ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai hay bị nóng trong người, táo bón có thể dùng hạt đậu lăng để cải thiện tình trạng sức khỏe, hệ tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chị em phụ nữ ăn đậu lăng thường xuyên trong khoảng thời gian 1 năm trở lên trước khi mang thai sẽ giúp làm giảm hơn 50% tỉ lệ sinh non.

Giúp phát triển trí não thai nhi

Hạt đậu lăng còn có khả năng giúp tăng cường trí nhớ, giúp trẻ thông minh hơn. Mẹ bầu ăn hạt đậu lăng trong giai đoạn mang thai sẽ góp phần giúp bé phát triển trí não, thông minh lanh lợi sau này.

Với những công dụng của đậu lăng đối với bà bầu như trên, thì ngay từ khi bắt đầu mang thai, hãy bổ sung hạt đậu lăng thường xuyên vào thực đơn hàng ngày mẹ bầu nhé. Tuy nhiên, cần ăn hạt đậu lăng một cách khoa học, kết hợp với việc bổ sung các hạt dinh dưỡng khác như hạt macca, hạt óc chó, hạt bí xanh… để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu hạt Đậu lăng 1 ngày

Bà bầu nên ăn hạt đậu lăng thường xuyên để đạt được những giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Nên ăn hạt đậu lăng thường xuyên trung bình khoảng 50g-100g/ngày.

Phân loại hạt đậu lăng tại Dananut
Có nhiều loại đậu lăng để bạn lựa chọn thực hiện các món ăn phù hợp

Một số lưu ý khi sử dụng đậu lăng cho bà bầu?

Đậu lăng lăng trước khi nấu nên ngâm từ 6-8 tiếng, thay 2-3 lần nước trong quá trình ngâm.

Nếu đậu lặng ở mức chín vừa, tránh nấu chín quá có thể dẫn đến mất chất dinh dưỡng.

Bà bầu không nên sử dụng các hạt đậu lăng đã quá hạn sử dụng, bị ẩm mốc, hư hỏng tránh gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi.

Tùy vào khẩu vị và mục đích, món ăn cần nầu mà chọn loại đậu lăng phù hợp: có 3 loại phổ biến đó là đậu lăng đỏ, đậu lăng xanh và đậu lăng nâu.

Có thể bạn quan tâm:

So sánh Đậu lăng đỏ và Đậu lăng xanh. Hạt nào tốt hơn ?

Dưới đây Dananut sẽ hướng dẫn cho bạn 2 món ăn từ đậu lăng dễ nấu dành cho bà bầu :

Chế biến đậu lăng cho bà bầu

1. Bí đỏ hầm đậu lăng

Nguyên liệu

  • 50g đậu lăng đỏ
  • 200g bí đỏ
  • 1 muỗng canh dầu mè
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành băm nhỏ, 1 tép tỏi giã nhuyễn, 0.5 muỗng bột nghệ (nếu bạn không muốn ăn nghệ thì có thể không bỏ)
  • Rau thì là, rau mùi băm nhỏ
Món bí đỏ hầm đậu lăng dananut

Hướng dẫn

Bước 1: Sơ chế

  • Đậu lăng đỏ ngâm nước lạnh khoảng trên 1h để đậu mềm, sau đó rửa
  • Bí ngô gọt vỏ (hoặc không gọt vỏ để giữ nguyên chất dinh dưỡng có trong vỏ bí ngô), rửa sạch, cắt khối vuông khoảng 2cm.
  • Cà rốt rửa sạch, cắt lát mỏng.

Bước 2: Chế biến

  • Phi hành, tỏi cho thơm, sau đó cho cà rốt vào xào chung khoảng 2 phút. Nêm ít muối để cà rốt thâm gia vị sẽ ngon hơn.
  • Bắt nồi lên bếp, cho nước +bí đỏ vào chung, sau đó nêm ít muối.
  • Đun sôi thì bỏ thêm đậu lăng vào.
  • Hầm đến khi bí đỏ nhừ, đậu lăng bơr tơi thì tắt bếp. Sau đó nêm nếm gia  vị vừa ăn, cho thêm canh dầu mè, nghệ (nếu muốn) vào cùng.
  • Cho rau thì là và rau mùi vào để thêm bắt mắt. Thế là món ăn của mình đã xong rồi nhé!

2. Súp đậu lăng

Súp đậu lăng đỏ Dananut
Món súp đậu lăng đỏ

Nguyên liệu

  • Ớt bột
  • Tiêu xay
  • Đường, muối và dầu ăn
  • Khoảng 75g đậu lăng – Với món súp đậu lăng thông thường chúng ta sẽ sử dụng hạt đậu lăng đỏ.
  • 4 củ cà rốt đã cắt hạt lựu
  • Khoảng 50g cà chua xay nhuyễn
  • 4 cây nấm baby bella đã cắt hạt lựu

Hướng dẫn

Bước 1: Rửa sạch đậu lăng. Sau đó, đun sôi nước rồi cho đậu lăng vào đun trong khoảng 30 phút tới khi đậu mềm.

Bước 2: Trong khi đun đậu, cho nấm vào chảo xào trong khoảng 1 phút rồi cho cà rốt, đường và muối vào nêm nếm, xào với lửa nhỏ cho tới khi cà chua sệt lại.

Bước 3:  Khi đậu đã mềm, đổ đậu sang chảo rau củ vừa xào rồi nêm nếm lại với ớt và tiêu.

Bước 4: Tiếp tục nấu cho tới khi hỗn hợp đạt độ sệt ưng ý.

Lưu ý: Với món súp đậu lăng bạn nên sử dụng hạt đậu lăng đỏ để món ăn được ngon nhất, vì đậu lăng đỏ thơm bùi, dịu nhẹ, nhanh mềm sau khi nấu khoảng 30 phút, còn nếu làm các món Salad hoặc các món ăn phụ, bạn có thể lựa chọn hạt đậu lăng xanh.

Tag: bà bầu có nên ăn đậu lăng, hạt đậu lăng cho bà bầu