Gluten là gì ? Các loại đậu, hạt dinh dưỡng nào không chứa Gluten

Gluten là một thành phần rất phổ biến, nó có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm và đồ ăn khác nhau. Tuy nhiên lâu lâu bạn đọc thông tin sẽ có những thực phẩm/đồ ăn ghi nội dung là không có chứa Gluten, tốt cho sức khỏe. Vậy Gluten là gì ? Gluten có tốt cho sức khỏe hay không ? Những ai không nên ăn thực phẩm có chứa Gluten? Hãy cùng Dananut tham khảo trong bài viết này nhé:

Gluten là gì ?

Gluten là một nhóm các Protein khác nhau – thường được gọi là Prolamin – được tìm thấy nhiều trong một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúc mạch, lúa mạch đen. Có thể nói Gluten là một tập hợp gồm hàng trăm loại protein riêng biệt nhưng có mối liên hệ với nhau, trong đó có 2 loại quan trọng nhất đó là glutenin và gliadin, đây là prolamin có trong lúa mì. Ngoài ra còn có Secalin có trong lúa mạch đen, hoặc hordein có trong lúa mạch.

gluten là gì

Gluten có trách nhiệm trong việc duy trì kết cấu mềm, dai đặc trưng của các loại thực phẩm làm tư ngũ cốc có chứa gluten. Khi được làm nóng, các protein gluten tạo thành một mạng lưới đàn hồi có thể kéo dài và giữ khí, cho phép tạo mem hoặc làm tăng, duy trì độ ẩm tróng bánh mì, mì ống…Gluten thường được sử dụng như là một chất phụ gia để gia tăng kết cấu và tăng khả năng giữ ẩm trong nhiều loại thực phẩm.

Gluten có lợi hay hại đối với cơ thể ? Chắc hẳn bạn cũng thường nghe thấy các chế độ ăn uống không chứa gluten khá phổ biến trong thời gian gần đây, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gluten không gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người, trừ một số trường hợp như người bị bệnh celiac, người không dung nạp gluten….

Những ai không nên ăn thực phẩm có chứa Gluten

Như đã nói ở trên, Gluten về cơ bản không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tuy nhiên có một số trường hợp dưới đây, gluten sẽ không tốt với họ và có thể gây ra những dị ứng, phản ứng quá mức của cơ thể:

Những người mắc bệnh Celiac

Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten là một chứng rối loạn tự miễn dịch, trong đó cơ thể con người coi Gluten như một kẻ xâm lược ngoại lai, không cho cơ thể hấp thu các thực phẩm có chứa gluten.

Bệnh Celiac được coi là một dạng không dung nạp Gluten nghiêm trọng nhất, nó ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới. Nó có thể gây tổn thương thành ruột và gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể, thiếu máu và các vấn đề nghiêm trọng trong đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Bệnh Celiac sẽ rất nguy hiểm nếu để lâu

Nguyên nhân gây ra bệnh Celiac

Nguyên nhân gây bệnh Celiac không được nêu rõ nhưng đây là một bệnh lý chủ yếu liên quan đến yếu tố di truyền, có nghĩa là nếu 1 thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh Celiac thì sẽ có khoảng 1 thành viên trong số 10 thành viên còn lại trong gia đình bạn cũng đang có khả năng mắc bệnh này.

Bệnh Celiac thường sẽ không có các biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt nếu không có các yếu tố gây bệnh, ví dụ như khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều Gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và gây tổn thương tại ruột non, hoặc khi bạn bị căng thẳng, nhiễm trùng đường ruột hoặc sau khi sinh con, làm phẫu thuật.

Triệu chứng của bệnh Celiac

Các triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac là:

  • Khó chịu về tiêu hóa
  • Tổn thương mô trong ruột non
  • Đầy hơi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Viêm da
  • Phiền muộn
  • Giảm cân không giải thích được
  • Phân có mùi hôi

Cách tốt nhất để kiểm tra xem cơ thể có bị mắc bệnh Celiac hay không là làm các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra khi có các triệu chứng như kể ở trên.

Bệnh Celiac có nguy hiểm hay không ?

Nếu không phát hiện và cải thiện tình trạng bệnh sớm thì bệnh Celiac cũng có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho cơ thể. Cụ thể:

Khi người mắc bệnh Celiac ăn các loại thức ăn có chứa gluten sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột non, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và các biến chứng khác như rối loạn đông máu…

Bệnh Celiac kéo dài sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch và ung thư biểu mô của ruột non.

Ngoài ra, nếu cơ thể bị mắc bệnh Celiac lâu ngày và không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng khác như viêm loét ruột non, co hẹp ruột non…

Do đó, đối với những người có nguy cơ mắc bệnh Celiac (Khi phát hiện người thân trong gia đình mắc bệnh) thì nên đi làm các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra, còn những người đã mắc bệnh Celiac rồi thì cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt không Gluten.

Nhạy cảm với gluten không celiac

Nhạy cảm với gluten không phải Celiac có nghĩa là có những người không mắc bệnh Celiac nhưng cơ thể phẫn phản ứng tiêu cực với Gluten. Theo các nhà nghiên cứu hiện đại thì họ không biết chính xác có bao nhiêu người mắc các triệu chứng này nhưng nó được ướng tính nằm trong khoảng từ 0.5% – 13% dân số thế giới.

Các triệu chứng của nhạy cảm với gluten bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đầy hơi
  • Phiền muộn

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khí ga, tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi còn bị chuột rút. Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mãn tính, tuy nhiên có thể kiểm soát các triệu chứng bằng một chế độ ăn uống hợp lý.

Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người bị hội chứng ruột kích thích có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn không có Gluten .

Dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa sau khi tiêu thụ Gluten.

Như vậy, với 4 trường hợp trên thì việc ăn các loại thực phẩm không chưa gluten là rất cần thiết. Vậy các loại thực phầm nào có chứa Gluten, loại thực phẩm nào không chứa Gluten ? Hãy cùng tham khảo trong mục bên dưới:

Các loại thực phẩm có chứa Gluten

Gluten xuất hiện nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, đồng thời nhờ khả năng duy trì kết nối, kết dính thì Gluten được sử dụng rộng rãi trong các loại thực phẩm với nhiều vai trò khác nhau như được sử dụng làm chất làm đầy trong các loại bánh kẹo, nước chấm, nước sốt, chế biến mứt kẹo, trong các loại thịt chế biến, các loại thức ăn chay…

thực phẩm có chứa gluten

Dưới đây là tổng hợp các loại thực phẩm có chứa Gluten phổ biến:

  • Lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch (lúa mì có rất nhiều giống khác nhau đều chứa gluten chẳng hạn như durum, einkorn, emmer, kamut, spelt,…).
  • Ngô, gạo, diêm mạch (quinoa), tuy nhiên gluten trong những sản phẩm này dường như lại không gây phản ứng như gluten có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch.
  • Các loại bia (beer, ale, porter, stout) vì chúng thường chứa lúa mạch.
  • Bánh mì.
  • Lúa mì bulgur.
  • Các loại bánh ngọt.
  • Các loại kẹo.
  • Ngũ cốc tổng hợp.
  • Bánh thánh (communion wafer).
  • Các loại bánh quy và bánh mặn.
  • Bánh nướng crouton.
  • Khoai tây chiên.
  • Các loại nước sốt.
  • Các loại thịt, hải sản chay giả mặn.
  • Mạch nha, hương mạch nha và các sản phẩm từ mạch nha khác.
  • Bánh mì không men (matzo).
  • Pasta.
  • Xúc xích và các loại thịt chế biến.
  • Các loại sốt cho salad.
  • Các loại đồ ăn vặt hỗn hợp.
  • Các loại súp, nước dùng hoặc súp hỗn hợp.

Do đó, những người mắc bệnh Celiac, nhạy cảm với Gluten, mắc bệnh hội chứng ruột kích thích nên loại các loại thực phẩm kể trên trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy, những người mắc bệnh trên ăn được các loại thực phẩm nào ? Các loại đậu, hạt dinh dưỡng nào không chứa Gluten ?

Có thể bạn quan tâm

Axit béo Omega-3 trong các loại hạt dinh dưỡng

Các loại thực phẩm không chứa Gluten

hạt chia đen nhập khẩu úc của Dananut
Hạt Chia – Một trong những loại hạt không chứa Gluten

Có rất nhiều các loại thực phẩm không chứa gluten tự nhiên có thể được lựa chọn, bao gồm:

  • Rau xanh và trái cây.
  • Các loại đậu hạt, mầm, thực vật thuộc họ đậu và các loại hạt ở dạng tự nhiên chưa qua xử lý.
  • Trứng.
  • Thịt nạc tươi chưa qua chế biến, thịt cá, thịt gia cầm.
  • Hầu hết các sản phẩm sữa ít béo.

Các loại ngũ cốc và tinh bột có thể sử dụng trong chế độ ăn không có gluten bao gồm:

  • Hạt rau dền.
  • Củ dong.
  • Kiều mạch.
  • Ngô, bao gồm bột ngô thô (cornmeal), ngô tấm và cháo ngô (polenta) không chứa gluten.
  • Hạt lanh
  • Các loại bột (từ gạo, đậu nành, ngô, khoai tây, đậu xanh) không chứa gluten.
  • Bánh ngô (hominy).
  • Hạt kê.
  • Hạt đậu gà
  • Hạt óc chó
  • Diêm mạch.
  • Hạt Chia
  • Gạo, và cả gạo hoang (wild rice).
  • Cao lương (sorghum).
  • Đậu nành.
  • Củ sắn.
  • Hạt teff.

Các loại đậu, hạt dinh dưỡng không chứa Gluten phải kể đến như Hạt Chia, Hạt Diêm Mạch, Hạt Hạnh nhân, Hạt Macca, Hạt dẻ cười, Hạt Đậu gà, Hạt Óc chó…

Như vậy, những người mắc 4 hội chứng không dung nạp Gluten có thể lựa chọn các loại thực phẩm kể trên, đặc biệt là bổ sung các loại đậu, hạt dinh dưỡng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, vừa nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, vừa bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tại Dananut hiện tại có đầy đủ các loại hạt dinh dưỡng nhập khẩu chính ngạch, bạn có thể tham khảo trong danh mục dưới đây:

Các kênh mua Hạt dinh dưỡng tại Dananut:

Dananut khuyến khích bạn mua hàng trực tiếp tại Website hoặc qua Hotline để việc giao hàng được nhanh nhất. Hàng tuần sẽ có những mã ưu đãi vận chuyển áp dụng cho Khách hàng mua hàng trực tiếp tại website. Xem mã ưu đãi Tại Đây

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 400.000 VNĐ.

Nguồn tham khảo

Vinmec.com

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318606